SĂN TRẦM HƯƠNG
Trong nền Văn hoá Á Đông nói riêng và Việt Nam nói chung vốn rất sùng bái những gì vốn thuộc về tâm linh. Cây trầm hương là biểu tượng, được sử dụng nhiều trong đền chùa và các nghi lễ tôn giáo, dễ hiểu vì sao mà hương trầm được thắp, nhiều vua chúa, quan lại khi xưa dùng đồ đạc bằng gỗ trầ, khi mất đi thì cũng tạc quan tài bằng gỗ trầm.
Không chỉ bởi giá trị về vật chất, người mua và sử dụng trầm hương còn thoả mãn giá trị rất lớn về tinh thần.
Trầm hương là loại gỗ quí giá, nhựa rất thơm được dùng trong sản xuất tinh dầu, đặc biệt là các quốc gia vùng Vịnh nổi tiếng về tinh dầu trầm hương. Trong đông y người ta dùng trầm để làm thuốc giúp bổ nguyên dương, bổ thận khí, trợ sức cho tim..Đặc biệt là trầm kỳ có mùi hơi hắc, đặc biệt khi thắp lên sẽ cho tinh dầu trầm không thể lẫn lộn với các loại khác, những vật phẩm chế tác từ trầm có mùi hương gần như là mãi mãi, có người đeo suốt cả đời mà vẫn toả hương thơm.
Cây Trầm hương được lấy cả gỗ, tinh dầu đều được ưa chuộng từ các khách hàng đến từ cách đây vài nghìn năm như vua chúa phương đông, các lãnh đạo Hồi giáo, các hoàng đế Ai cập, những vị vua của văn minh sông Ấn-Hằng từng một thời hùng mạnh. Nhất là trong các nghi lễ, cụ thể là đám tang, người Ấn sử dụng trầm hương trong việc… thiêu xác, khi hoả thiêu gần xong, họ rắc bột trầm vào đống tro cốt đang cháy cho mùi thơm bốc lên rồi mang về nhà thờ. Người phương đông dùng trong việc đóng quan tài, làm đồ tuỳ táng, quan tài đóng bằng gỗ trầm rất thơm và bền, biểu thị cho quyền lực của người quá cố.Người Ai cập lại dùng trong ướp xác, xác ướp Ai cập nổi tiếng trong hàng ngàn năm qua một phần nhờ tinh dầu trầm bảo quản.
Chính vì trầm hương càng ngày càng tăng giá trị về mặt tâm linh và vật chất nên việc săn trầm hương được coi là cái nghề tạo ra kế sinh nhai nuôi gia đình.
Trước khi hành trình vào rừng tìm trầm, thì có nhiều Sự tích trầm hương khác nhau được truyền tụng trong giới săn trầm hương (hay còn gọi là phu trầm) sẽ tập hợp thành một nhóm. Thành viên của một nhóm phu trầm thường là những người trong gia đình hoặc những người sống cùng địa phương. Việc chọn những người gần gũi kết hợp thành một đội săn trầm hương giúp giữ tốt lòng tin của các thành viên trong đội.
Tương truyền rằng, khi vào rừng săn trầm hương, phu trầm thường ngậm ngải để có được sức khỏe tốt và tinh thần vững vàng hơn.
Người ta đồn đại rằng nếu ngải tan hết mà phu trầm vẫn không tìm được Trầm Hương, họ sẽ mọc lông và biến thành hổ, ở lại mãi rừng sâu.
Với Sự tích trầm hương người ta còn kể rằng ở những khu vực có nhiều Trầm Hương, nếu xông ngải những con hổ, hổ sẽ rụng lông hiện lại hình dạng con người.
Trong quá trình chuẩn bị đi rừng, giới săn trầm hương còn phải thực hiện những quy định bất thành văn khác. Người phu trầm không được động chạm phụ nữ để giữ tâm trong sạch vì Trầm Hương là tinh hoa tích tụ của đất trời. Lễ khấn Bà, cúng Bà, cầu xin Bà ban lộc cũng được thực hiện. Người phu trầm còn phải chuẩn bị tâm lý không tham – sân – si trước khi vào rừng bởi Bà chi ban lộc cho những người không tham lam và sống thiện lành.
Sự tích trầm hương càng rùng rợn hơn khi hành trình đi tìm trầm bắt đầu, đó cũng có nghĩa là người săn trầm hương chính thức đối diện với những hiểm nguy ngàn cân treo sợi tóc. Thú dữ, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, bệnh sốt rét và lâm tặc trộm trầm là những nguy hiểm luôn rình rập người phu trầm.
Post a Comment