SO SÁNH GỖ XƯA VÀ TRẦM HƯƠNG
Khi chúng ta so sánh gỗ xưa và trầm hương thì từ ngữ chính xác của cụm từ "so sánh gỗ xưa và trầm hương" là gì để việc tra cứu thông tin chính xác hơn đó là hiện chỉ có gỗ Sưa và Trầm hương là tên chính xác của hai loại gỗ nêu trên để tiện So sánh gỗ xưa và trầm hương và việc tra thông tin trên bách khoa toàn thư về các loại cây gỗ Việt Nam.
Để thuận tiện cho việc so sánh gỗ xưa và trầm hương thì chúng ta phải tìm hiểu đặc điểm của từng loại : gỗ Sưa và trầm hương.
Trầm hương là sản phẩm đặc biệt nằm trong lõi của cây Gió. Ở Campuchia, cây Gió có tên là Can Krasna (Can, cannada: Trầm, Krasna: sẫm). Có lẽ từ âm ấy mà có tên khoa học bằng tiếng La tinh.
Trầm hương là sản phẩm đặc biệt nằm trong lõi của cây Gió. Ở Campuchia, cây Gió có tên là Can Krasna (Can, cannada: Trầm, Krasna: sẫm). Có lẽ từ âm ấy mà có tên khoa học bằng tiếng La tinh.
+ Tên khoa học : Aquilaria Crasna Pierre
+ Họ: Thymeleaceae
+ Bộ: Thyméales
+ Lớp: Song-tử-diệp
+ Ngành: Hiển hoa (bí tử)
Cây Gió là một loài đại mộc có thể cao 40-50 mét, vỏ màu xám có nhiều sợi có thể làm giấy được, gỗ mềm màu trắng. Lá không lông có 15-18 cặp gân. Trái là nang dài 4cm.
Không phải bất kỳ thân cây Gió nào cũng có Trầm hương. Chỉ một số cây Gió có bệnh mới chứa Trầm ở phần lõi của thân. ở phần này, nếu quan sát kỹ qua độ phóng đại của kính lúp, ta thấy các tế bào gỗ thoái hóa, biến dạng, mất mộc tố, chứa một chất nhựa thơm (tinh dầu), biến thành những khối hình thể không đều, lồi lõm, có rãnh dọc, trong trong, màu sậm; đó là Kỳ nam (Bois d'aloès). Chung quanh Kỳ nam gỗ cũng biến chất ít nhiều, đó là Tóc (do chữ Camphuchia là Tok); khi đốt cháy Tóc tỏa ra mùi thơm, thường dùng để làm nhang nên gọi là Trầm hương (Bois d'aigle).
Gỗ Trầm hương nhẹ hơn, có vị cay, hơi đắng, mùi thơm nhẹ nhàng. Khi đốt cháy Trầm hương bốc khói lên hình vòng rồi tan biến nhanh trong không khí.
Trầm hương có tác dụng chữa bệnh như :
Trầm hương được dùng để thanh tẩy ô uế, trược khí và tà khí.
Trầm hương có vị cay, đắng, tính ôn, có tác dụng giáng khí, bình can, bổ thận khí, bổ nguyên dương, hạ đờm. Vì vậy, trầm hương còn được biết đến với các công dụng như bổ dạ dày, trấn tĩnh, giảm đau, điều trị cấm khẩu, khí nghịch khó thở, nôn mửa, hen suyễn, thận hư, bí tiểu tiện, đau ngực, bụng và bệnh nguy làm nấc cục liên miên.
Còn gỗ Sưa có những đặc điểm gì?
Cây Sưa hay còn gọi trắc thối, huê mộc vàng hay trắc hoa trắng (có tên khoa học là Dalbergia tonkinensis Prain), là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đậu (Fabaceae), thuộc gỗ nhóm IA, là một trong những loài gỗ quý hiếm ở nước ta.
Cây Sưa là cây gỗ nhỡ, rụng lá theo mùa, cao từ 6 -12m (cũng có thể cao tới 15m). Vỏ thân cây màu vàng nâu hay xám, nứt dọc. Sưa có tán thưa, hoa trắng và thơm, cành non màu xanh, có lông mịn thưa. Là cây ưa sáng, ưa đất sâu, dày, độ ẩm cao, có thể được trồng làm cây cảnh quan đường phố. Phân bố ở đai độ cao tuyệt đối dưới 500m. Trong tự nhiên tìm thấy trong rừng mưa nhiệt đới và rừng mưa nhiệt đới gió mùa. Chủ yếu phân bổ ở Việt Nam và được tìm thấy rải rác tại Hải Nam, Trung Quốc.
Gỗ Sưa cho mùi thơm quyến rũ thoảng nhẹ sang trọng kiểu hương trầm. Khi đốt tàn có màu trắng đục, mùi khó chịu nên được gọi là Trắc thối. Gỗ Sưa chỉ dùng phần gỗ lõi cho giá trị kinh tế cao hơn phần dác gỗ. Gỗ sưa thuộc loại nặng vừa cứng lại vừa dẻo, thớ mịn, vân gỗ có hoa văn rất đẹp.
Gỗ sưa có ý nghĩa tâm linh rất lớn, Thời phong kiến vua chúa dùng gỗ trắc thối để đóng đồ nội thất cao cấp trong cung đình, vì nó vừa là hương liệu vừa là dược liệu. Từ những năm 90 của thế kỉ XX, giá trị thương phẩm của gỗ sưa trên thế giới tăng đột biến do nhiều người Trung Quốc đổ xô săn lùng gỗ sưa để đóng quan tài hoặc ướp xác như các vị hoàng đế trước đây. Người ta cho là quan tài đóng bằng gỗ trắc thối có khả năng giữ được xác lâu, không bị phân hủy.
Post a Comment